Cầu Phước Khánh trên cao tốc Bến Lức – Long Thành thi công trở lại
06/05/2025
Nội dung chính
Sau nhiều năm “đóng băng” vì thiếu vốn và các vướng mắc trong thủ tục, gói thầu xây dựng cầu Phước Khánh – cây cầu cao nhất Việt Nam – trên tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành đã chính thức được khởi động trở lại từ đầu tháng 5/2025. Đây được xem là cú hích quan trọng không chỉ với ngành giao thông mà còn tạo ra những chuyển động mạnh mẽ cho thị trường bất động sản khu vực phía Đông và Tây TP.HCM.
Thông tin chung về cầu Phước Khánh
Cầu Phước Khánh là một công trình cầu dây văng quan trọng thuộc dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành, nằm trên tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông. Cầu bắc qua sông Lòng Tàu, kết nối huyện Cần Giờ (TP.HCM) với huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai).
- Chiều dài: hơn 3 km
- Chiều rộng mặt cầu: gần 22 m
- Tĩnh không thông thuyền: 55 m – cao nhất trong các cây cầu tại Việt Nam
- Loại cầu: cầu dây văng
- Tổng mức đầu tư: khoảng 3.500 tỷ đồng

Cầu Phước Khánh là một trong hai cây cầu lớn nhất trên cao tốc Bến Lức – Long Thành, cùng với cầu Bình Khánh. Khi hoàn thành, cầu sẽ giúp kết nối miền Tây với Đông Nam Bộ mà không cần đi qua TP.HCM, góp phần rút ngắn thời gian di chuyển, giảm áp lực giao thông lên các tuyến đường hiện tại và tăng cường giao thương giữa các khu vực kinh tế trọng điểm.
Tiến độ thi công cầu Phước Khánh
Khởi công năm 2014, cao tốc Bến Lức – Long Thành có tổng chiều dài gần 58 km, đi qua Đồng Nai, TP HCM và Long An, tổng mức đầu tư 31.300 tỷ đồng, hiện giảm xuống còn 29.587 tỷ.
Tuy nhiên, đến năm 2020, dự án bị đình trệ do thiếu vốn và các vướng mắc trong đàm phán hiệp định vay, khi đã hoàn thành hơn 80% khối lượng thi công.
Ngày 5/5, đại diện Tổng Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), cho biết công trình được khởi động lại từ đầu tháng 5 sau khi hoàn tất lựa chọn nhà thầu thi công mới. Gói thầu hiện có tên J3-1 (thi công phần còn lại của gói thầu J3 trước đây).

Liên danh Công ty cổ phần xây dựng hạ tầng Bắc Trung Nam – Công ty TNHH Freyssinet Việt Nam là đơn vị trúng thầu với giá trị hợp đồng hơn 635 tỷ đồng, thời gian thi công trong 450 ngày.
Việc khởi động lại gói thầu này được xem là bước quan trọng giúp nối thông cao tốc Bến Lức – Long Thành, bởi toàn tuyến nhiều gói thầu khác đã cơ bản hoàn thành, hoặc đang tăng tốc thi công.
Động lực thúc đẩy bất động sản khu Tây TP.HCM
Việc thi công trở lại cầu Phước Khánh không chỉ mang lại lợi ích về mặt hạ tầng giao thông mà còn tạo ra tác động tích cực rõ rệt tới thị trường bất động sản khu vực cửa ngõ phía Tây TP.HCM và các vùng phụ cận như Bến Lức, Nhơn Trạch, Cần Giuộc.
- Giao thông thuận tiện hơn sẽ kích thích xu hướng giãn dân ra vùng ven, khi người dân ưu tiên sống ở nơi có không gian sống thoáng đãng, gần thiên nhiên, nhưng vẫn kết nối nhanh chóng về trung tâm.
- Các dự án đô thị vệ tinh với tiện ích nội khu hoàn chỉnh, mô hình sống “all-in-one” như Eco Retreat đang trở thành tâm điểm đầu tư.

Nằm trong vùng hưởng lợi trực tiếp từ tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành và cầu Phước Khánh, khu đô thị Eco Retreat không chỉ ghi điểm nhờ không gian sống chuẩn nghỉ dưỡng mà còn sở hữu tiềm năng sinh lời vượt trội:
- Giá trị đầu tư hấp dẫn: Giá đất tại các khu vực lân cận TP.HCM như Long An, Nhơn Trạch đang tăng đều đặn sau mỗi cột mốc hạ tầng được hoàn thành.
- Tính thanh khoản cao: Nhu cầu sở hữu bất động sản để an cư, nghỉ dưỡng kết hợp kinh doanh ngày càng tăng khi xu hướng “bỏ phố về vườn” ngày càng phổ biến.
- Tiện ích all-in-one: Cư dân Eco Retreat có thể tận hưởng đầy đủ các tiện ích sống hiện đại như trung tâm thương mại, khu thể thao, hồ bơi, công viên nội khu… mà không cần di chuyển xa.
Việc khởi động lại gói thầu cầu Phước Khánh không chỉ là tín hiệu tích cực với ngành giao thông mà còn là cơ hội vàng cho nhà đầu tư đón sóng hạ tầng. Những khu đô thị chuẩn sống xanh như Eco Retreat chắc chắn sẽ là điểm đến lý tưởng cho cả người mua ở thực lẫn giới đầu tư dài hạn.
Xem thêm: Bộ câu hỏi dự án Eco Retreat Long An