Sau nhiều năm triển khai thi công xây dựng, hàng loạt dự án hạ tầng tại TPHCM đang dần hiện hữu, nhiều chuyên gia nhận định đây không chỉ là yếu tố quan trọng góp phần thông suốt giao thông, thêm tiềm năng kinh tế khu Tây TP HCM, đặc biệt là Bến Lức – Long An.
Nút giao Mỹ Yên
Sáng 3/2, ngày đầu sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, đoạn cao tốc hướng từ miền Tây về Sài Gòn đông phương tiện song không xảy ra ùn tắc. Thay vì đi thẳng cao tốc TP HCM – Trung Lương đến nút giao Bình Thuận để vào thành phố, dòng xe giờ đây có thêm lựa chọn là qua nút giao Mỹ Yên để vào đoạn 4 km cao tốc Bến Lức – Long Thành vừa thông xe hôm 23/1. Nút giao tuy ngắn nhưng góp phần giúp người dân di chuyển đến quốc lộ 1A và vào trung tâm thành phố nhanh, tiện lợi hơn.
Mỹ Yên được ví như một nút giao khổng lồ khi là điểm kết nối ba tuyến đường trọng điểm của cả miền Nam là cao tốc TP HCM – Trung Lương, Bến Lức – Long Thành và đường Vành Đai 3. Cao tốc Bến Lức – Long Thành có tổng chiều dài gần 58 km, đi qua Đồng Nai, TP HCM và Long An, tổng mức đầu tư 31.300 tỷ đồng.
Vành đai 3 TPHCM
Vành đai 3 dài 90 km, kết nối 4 tỉnh Long An, TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai.
Trong tương lai, khi tuyến Vành đai 3 hoàn thành và cao tốc Bến Lức – Long Thành thông xe toàn bộ, nút giao Mỹ Yên trở thành một trong những đầu mối giao thông lớn bậc nhất khu Tây TP HCM. Giao điểm này sẽ là nơi đón lượng lớn người và hàng hóa, tạo ra kết nối liên vùng liền mạch giữa miền Tây và miền Đông, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, hạ tầng đô thị.
Đường Nguyễn Hữu Trí
Về phía Long An, tỉnh này cũng chi hàng nghìn tỷ đồng để hoàn thiện hạ tầng kết nối khu vực cửa ngõ. Trong đó, đường Nguyễn Hữu Trí (đường tỉnh 830C) dài 9 km dự kiến được mở rộng từ 12 m lên 30 m với tổng vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng. Dự án có điểm đầu tại đường Nguyễn Hữu Thọ, huyện Bến Lức, tỉnh Long An; điểm cuối kết nối đường Nguyễn Hữu Trí, huyện Bình Chánh, TP HCM. Công trình dự kiến hoàn thành năm 2025.
Địa phương cửa ngõ Tây Nam Bộ cũng đang tăng tốc triển khai nhiều dự án trọng điểm quốc gia như Vành đai 3, Vành đai 4 TP HCM. Nhiều công trình mang tính liên kết vùng như ĐT823D, đường Tân Tập – Long Hậu, ĐT822B cũng sẽ hoàn thành thời gian tới.
Bất động sản tại Bến Lức, Long An hưởng lợi
Chia sẻ tại một hội thảo về bất động sản, Tiến sĩ Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế tài chính, nhận định khi cao tốc Bến Lức – Long Thành, đường Vành đai 3 thông tuyến sẽ tạo ra đột phá cho khu vực kinh tế trọng điểm khu vực phía Nam. Kết nối hạ tầng đồng bộ là tiền đề cho bất động sản khu vực tăng trưởng bền vững.
Cùng với các tuyến cao tốc, nút giao Mỹ Yên, diện mạo giao thông cửa ngõ Tây TP HCM dự kiến “lột xác” trong thời gian tới khi thành phố này cùng Long An chi hàng nghìn tỷ đồng để nâng cấp, cải tạo, xây mới nhiều dự án. Trong đó, nổi bật có dự án mở rộng quốc lộ 1A từ vòng xoay An Lạc đến ranh tỉnh Long An với vốn dự kiến khoảng hơn 15.000 tỷ đồng.
Hiện trạng quốc lộ 1 chỉ có 4-6 làn xe, nhiều điểm giao cắt với các đường nhánh và một số đoạn bị “thắt cổ chai”. Những dịp lễ, Tết, đoạn đường này thường xảy ra tình trạng kẹt xe. Dự án mở rộng sẽ nâng số làn lên 10-12, có nhiều nút giao với các tuyến cao tốc, từ đó giúp luồng di chuyển trở nên thông suốt, dễ dàng hơn. TP HCM cũng đang nghiên cứu để triển khai khi tuyến Võ Văn Kiệt nối dài, mở rộng cao tốc TP HCM – Trung Lương.
Hệ thống giao thông hiện tại được tỉnh dồn nguồn lực đầu tư đồng bộ, có tính kết nối cao, tạo động lực thúc đẩy kinh tế xã hội. Các công trình còn góp phần tạo niềm tin cho nhà đầu tư đến tìm hiểu cơ hội hợp tác, phát triển công nghiệp, đô thị, thu hút dân cư, đón làn sóng giãn dân.
Theo thống kê, năm 2024, Long An cấp giấy chứng nhận cho 104 dự án FDI với tổng vốn hơn 500 triệu USD. Lũy kế, địa phương này đã thu hút gần 12,6 tỷ USD vốn đầu tư với 1.377 dự án. Về phát triển nhà ở, loạt hạ tầng giao thông cùng kinh tế phát triển nhanh giúp địa phương thu hút hàng loạt dự án từ những chủ đầu tư lớn như Ecopark, Vinhomes, Nam Long…
Tìm hiểu dự án Eco Retreat Long An sắp ra mắt